Nhân 1 trường hợp khám thai tại phòng khám đk chí thanh, các bác sĩ đã phát hiện hạ kali máu – một triệu chứng rất khó phát hiện đối với phụ nữ mang thai.
Bệnh nhân T 29 tuổi, thai 13 tuần, đến Phòng Khám Đa Khoa Chí Thanh để khám thai định kỳ vào ngày 10/08. Như bình thường, chị T chia sẻ với bác sĩ về tình trạng ốm nghén của mình gồm triệu chứng nôn ói nhiều liên tục trong 1 tuần dẫn đến kiệt sức. Kết quả điện tâm đồ ghi nhận sóng T trên tất cả các chuyển đạo đều thấp. Bác sĩ sản khoa ở Phòng Khám Đa Khoa Chí Thanh đã nhanh chóng phát hiện đây không phải là triệu chứng ốm nghén thông thường, nghi ngờ bệnh nhân bị hạ kali máu.
Ngay lập tức, các bác sĩ sản khoa và nội tim mạch ở Phòng Khám Đa Khoa Chí Thanh đã hội chẩn và đề nghị thai phụ làm thêm ion đồ và siêu âm tim. Kết quả chẩn đoán xác định: hạ kali máu/thai 13 tuần.
Kali giúp duy trì chức năng của thần kinh và củng cố sức mạnh của các cơ bắp. Vì vậy, hạ kali máu có có thể gây ra kết quả tiêu cực đối với tim, cơ bắp và thần kinh, về lâu dài chúng sẽ gây ra bệnh mãn tính và đe dọa đến tính mạng của mẹ và bé.
VÌ SAO MẸ BẦU THƯỜNG NHẦM LẪN HẠ KALI MÁU VỚI ỐM NGHÉN?
Hạ kali trong máu có những dấu hiệu gần giống như ốm nghén nên dễ bị mẹ bầu nhầm lẫn và không để ý. Những dấu hiệu để nhận biết triệu chứng này như: cảm giác mệt mỏi, cơ bị đau hay co giật, yếu cơ, táo bón, đau bụng, buồn nôn hay có nhịp tim bất thường.
Kali có thể mất qua nước tiểu, mồ hôi và phân. Ở mẹ bầu tình trạng mất kali còn do hormone aldosterone tăng cao hoặc chế độ dinh dưỡng nghèo nàn.
BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM CỦA HẠ KALI MÁU VỚI MẸ BẦU
Hạ kali máu có thể gây ra biến chứng nhịp tim chậm, giảm sức bóp cơ tim hoặc nhịp nhanh xoắn đỉnh, là một trong những nguyên nhân rối loạn nhịp tim dẫn đến ngừng tim. Cấp cứu ngừng tuần hoàn những bệnh nhân này mà không phát hiện hạ kali máu sẽ dẫn tới suy hô hấp do liệt cơ hô hấp, thậm chí liệt tứ chi.
Nồng độ kali thấp có thể dẫn đến các triệu chứng sau đây ở phụ nữ mang thai.
- Cơ thể suy nhược, mệt mỏi, chuột rút cơ bắp và táo bón
- Hypokalemia tê liệt định kỳ, gây ra thỉnh thoảng bị yếu cơ ở chân, cánh tay và mắt.
- Rối loạn nhịp tim, nhịp tim bất thường có thể gây ngừng tim.
CHẨN ĐOÁN & ĐIỀU TRỊ HẠ KALI MÁU CHO MẸ BẦU TẠI PHÒNG KHÁM ĐA KHOA CHÍ THANH
Như vậy, vì rất dễ nhầm lẫn với triệu chứng ốm nghén nên mẹ bầu thường hay bỏ qua hạ kali máu. Đừng chủ quan, hãy chủ động thăm khám định kỳ để bác sĩ có thể chỉ định những xét nghiệm máu cần thiết để kịp thời phát hiện và điều trị.
Tại Phòng Khám Đa Khoa Chí Thanh, bác sĩ có thể đề nghị các cận lâm sàng sau để chẩn đoán chính xác:
- Đo huyết áp nhằm phát hiện bất thường trong chỉ số sinh tồn.
- Điện tâm đồ (ECG) để kiểm tra nhịp tim
- Xét nghiệm ion đồ nhằm phát hiện sự thay đổi các thành phần điện giải (K,Na,Cl) trong máu.
- Siêu âm tim giúp phát hiện các bất thường về nhịp và cấu trúc tim.
Trong trường hợp bệnh nhân T, các bác sĩ tại Phòng Khám Đa Khoa Chí Thanh đã giúp thai phụ bổ sung lượng kali cần thiết bằng việc truyền và các loại đa sinh tố đường uống và hẹn thêm những lần tái khám sau để đảm bảo sức khỏe cho thai phụ. Ngoài ra, thai phụ cũng được các bác sĩ hướng dẫn thêm về cách dự phòng bằng việc ăn các loại thực phẩm giàu kali như củ cải đường, rau xanh, khoai lang nướng, rau bina, nước ép cà chua, sữa chua, nước cam, đậu lăng, bí mùa đông, đào khô, thịt gà và cá hồi.
Các bác sĩ tại Phòng Khám Đa Khoa Chí Thanh luôn sẵn sàng tư vấn, kiểm tra dinh dưỡng về khẩu phần trong chế độ ăn uống tại Khoa Sản Phụ Khoa của Phòng khám.