NHỮNG LƯU Ý CHO SẢN PHỤ SAU SINH

Sau khi trải qua một ca sinh mổ, việc chăm sóc sau sinh không chỉ quan trọng cho sức khỏe của bản thân mẹ mà còn đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của em bé. Tuy nhiên, chăm sóc phụ nữ sau khi sinh thường đòi hỏi thời gian và công sức của mẹ và người thân trong gia đình. Đồng hành cùng mẹ, Phòng khám đa khoa Chí Thanh đã tổng hợp một số lưu ý cho sản phụ sau sinh:

1/ CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG

Lưu ý cho sản phụ sau sinh, phần lớn những bà mẹ cần từ 1800 đến 2200 calo mỗi ngày và hơn 500 calo nữa (tương đương 3 chén cơm mỗi ngày) nếu cho con bú sữa mẹ. Trường hợp mẹ thiếu cân hoặc sinh nhiều hơn một con, thì mức năng lượng cần đạt thậm chí còn phải cao hơn nữa.
  • Ăn tăng bữa: khẩu phần cả ngày của bà mẹ đang nuôi con bú nên được chia làm nhiều bữa (3-6 bữa/ngày, gồm 3 bữa chính và các bữa phụ).
  • Ăn đa dạng: bữa ăn cần đa dạng các loại thực phẩm với 4 nhóm chất: bột đường, đạm, béo, vitamin và khoáng chất.
  • Bổ sung các vi chất dinh dưỡng cần thiết: ngay sau khi sinh hoặc chậm nhất trong vòng 1 tháng đầu sau sinh, bà mẹ được khuyên dùng 1 viên vitamin A liều cao (200.000UI), ngoài ra các bà mẹ vẫn nên tiếp tục sử dụng viên sắt hoặc viên đa vi chất (ít nhất là duy trì 1 tháng đầu sau sinh).
  • Bổ sung sắt trong chế độ ăn hàng ngày từ nguồn động, thực vật: đậu phụ, các loại đậu, rau sẫm màu, gan, thịt bò, thịt gà, hải sản có vỏ cứng, trứng…

Chế độ dinh dưỡng sau sinh cho bà mẹ bỉm sữa

Ngoài ra, các loại thực phẩm bạn ăn có thể truyền qua nguồn sữa cho bé vì vậy cẩn thận với các loại thực phẩm như:
  • Rượu bia: hệ tiêu hóa và hệ thần kinh của bé còn rất non nớt, cần được bảo vệ khỏi bất kỳ lượng rượu bia nào dù nhỏ.
  • Trà, cà phê: không nên uống quá nhiều loại thức uống này khi đang cho con bú, bởi chúng chứa chất kích thích có thể khiến bé bứt rứt, khó chịu, không ngủ được.
  • Cá chứa thủy ngân: thủy ngân trong sữa mẹ có thể ảnh hưởng đến sự phát triển thần kinh của bé, vì vậy nên hạn chế ăn những loại cá chứa nhiều thủy ngân như cá ngừ, cá kiếm, cá mập.

2/ LƯU Ý CHO SẢN PHỤ SAU SINH VỀ VỆ SINH HÀNG NGÀY

  • Giữ vệ sinh thân thể: Sau khi sinh, phụ nữ cần vệ sinh vùng kín ít nhất 3 lần/ngày để tránh nhiễm trùng. Sử dụng nước ấm và sạch để rửa từ trước ra sau sau mỗi lần đi vệ sinh và thay băng vệ sinh mỗi 4-6 giờ. Chỉ tắm bằng nước ấm, không ngâm mình trong bồn tắm, không tắm quá lâu (15 phút). Nếu gội đầu phải sấy khô tóc ngay.
  • Chăm sóc vết may tầng sinh môn: Đối với vết may tầng sinh môn, hãy giữ vùng này sạch và khô. Theo dõi bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng như sưng, nóng, đỏ, đau hoặc rỉ dịch. Tắm xong lau khô bằng gạc vô trùng, để thoáng, tránh dùng xà bông hoặc chà sát. Cắt chỉ theo lịch hẹn.
  • Sử dụng quần áo sạch và rộng rãi: Quần áo nên làm từ chất liệu thoáng mát, mềm mại và dễ thấm hút mồ hôi. Tránh mặc quần áo chật chội có thể làm tổn thương vết may tầng sinh môn hoặc cản trở lưu thông máu.
  • Giữ vệ sinh ngực khi cho con bú: Rửa sạch tay và dùng khăn sạch vệ sinh vùng ngực trước khi cho con bú để giảm thiểu nguy cơ nhiễm khuẩn đến bé.

3/ CHĂM SÓC EM BÉ

lưu ý cho sản phụ sau sinh

  • Luôn cho bé nằm cạnh mẹ. Để em bé nằm cạnh mẹ sau khi sinh mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho cả mẹ và bé như: tăng cường sự gắn kết giữa mẹ và bé, giúp bé dễ dàng cho bé tiếp cận bầu ngực của mẹ, kích thích bé bú sớm và thường xuyên hơn. Ngoài ra, khi được tiếp xúc da kề da bé sẽ được hơi ấm từ mẹ từ đó ổn định nhịp tim, nhiệt độ cơ thể và nhịp thở của bé giúp bé cảm thấy an toàn, kiểm soát thân nhiệt của bé ở mức an toàn và cải thiện giấc ngủ của bé.
  • Nuôi con bằng sữa mẹ. Sữa mẹ với những đặc tính như: giàu kháng thể, nhiều tế bào bạch cầu, có tác dụng xổ nhẹ, có yếu tố tăng trưởng biểu bì ruột, giàu vitamin A. Là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng hoàn hảo cho bé. Ngoài ra, cho bú trực tiếp còn giúp mẹ sớm co hồi tử cung và giảm nguy cơ một số bệnh lý ở mẹ.
  • Giữ vệ sinh rốn cho trẻ: Tránh ngâm rốn trong nước khi tắm cho bé cho đến khi cuống rốn rụng và vết thương đã lành hoàn toàn. Chỉ sử dụng khăn mềm thấm nước ấm vắt khô để lau nhẹ nhàng xung quanh vùng rốn sau khi tắm bé hoặc thay tã, đảm bảo không để tã che phủ lên vùng rốn. Kiểm tra rốn của bé thường xuyên để phát hiện sớm các dấu hiệu nhiễm trùng như đỏ, sưng, có mùi hôi, hoặc rỉ dịch.
  • Vệ sinh thân thể và chăm sóc da cho bé: Trẻ sơ sinh không cần phải tắm mỗi ngày mà chỉ cần lau sạch sẽ cho bé với khăn mềm và nước ấm cho đến khi rốn rụng và lành sẹo. Khi tắm cho bé cần đảm bảo phòng tắm kín gió, nhiệt độ nước ở khoảng 37 độ C.

4/ MỘT SỐ LƯU Ý KHÁC CHO SẢN PHỤ SAU SINH:

  • Không nên nằm quá nhiều sau sinh 24 giờ: Sau khi phẫu thuật, nghỉ ngơi ở giường là cần thiết (khoảng 8 tiếng/ngày) nhưng ngủ lâu quá lại không tốt vì dễ bị bế sản dịch ở tử cung. Sau khi phẫu thuật, cần thực hiện các hoạt động chân tay nhẹ nhàng để lấy lại cảm giác.
  • Vận động nặng trong 3 tháng đầu khiến mẹ dễ mất sức, ảnh hưởng tới vết mổ: Sinh mổ là một ca đại phẫu quan trọng, vì vậy vết thương mổ đẻ cũng cần được chăm sóc và giữ gìn kỹ lưỡng. Mẹ sau sinh nên tránh tránh các hoạt động nặng và không được với cao, bê đồ nặng.
  • Quan hệ tình dục: sau sinh lượng hoocmon Estrogen giảm, có thể khiến giảm ham muốn tình dục và có thể kéo dài đến 1 năm. Quan hệ vợ chồng nên đợi cho vùng tầng sinh môn lành hẳn, thường từ 4 – 6 tuần sau sinh.
5/ DẤU HIỆU BẤT THƯỜNG CẦN KHÁM NGAY
Mẹ:
  • Sốt > 37 độ C
  • Đau bụng nhiều và tăng lên
  • Vết mổ chảy máu, chảy dịch hoặc bị hở
  • Nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt
  • Không đi tiêu kéo dài > 3 ngày
  • Tiểu buốt, tiểu khó, tiểu lắt nhắt
  • Đau buốt 1 hoặc 2 bên hông lưng kéo dài
Bé:
  • Hạ thân nhiệt dưới 36 độ (dù đã được ủ ấm) hoặc sốt cao trên 37,5 dộ C. Lưu ý đo nhiệt độ ở nách bé, nếu đang ủ ấm thì mở thoáng 30 phút rồi đo lại.
  • Bất thường về tiêu hóa như: bú kém, bỏ bú, nôn liên tục, chướng bụng.
  • Viêm tấy lan rộng quanh rốn hoặc rốn có mủ, có mùi hôi.
  • Bất kỳ dấu hiệu bất thường nào khác.
Sản phụ sau sinh mổ cần chú ý đến cả sức khỏe lẫn tinh thần của mình để đảm bảo quá trình hồi phục diễn ra một cách suôn sẻ và an toàn nhất. Đồng thời, việc hỗ trợ từ gia đình, bạn bè và các chuyên gia y tế cũng rất quan trọng trong giai đoạn này.
Nếu có bất kì dấu hiệu bất thường nào của cơ thể, đừng ngần ngại đến với Phòng khám Đa khoa Chí Thanh để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bạn.
Đặt lịch thăm khám sức khỏe dễ dàng và thuận tiện qua số Hotline 1900 272721 hoặc website https://pkdkchithanh.com/. Nếu cần tư vấn thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ số Hotline hoặc Zalo page và Fanpage phòng khám.
1900 27 27 21