LỊCH KHÁM THAI ĐỊNH KỲ MẸ BẦU CẦN LƯU Ý

Mang thai và sinh con là một giai đoạn quan trọng có quyết định rất lớn đến sức khỏe của người mẹ và em bé sau này. Tuy nhiên, không phải bậc làm cha làm mẹ nào cũng biết nên làm những gì để có một thai kỳ khỏe mạnh. Nắm bắt và tuân thủ các mốc của lịch khám thai định kỳ giúp mẹ bầu theo dõi chặt chẽ sự phát triển của thai nhi qua từng giai đoạn, phát hiện sớm tình huống thai kỳ nguy cơ cao để can thiệp xử lý kịp thời, ngăn ngừa tai biến sản khoa. Bài viết sau đây được tư vấn chuyên môn bởi bác sĩ chuyên khoa II Võ Thị Chí Thanh, hy vọng có thể tóm lược ngắn gọn về 9 cột mốc cần nhớ trong thai kỳ.

lich-kham-thai-dinh-ky-giai-doan-1

3 tháng đầu: tính từ ngày đầu kỳ kinh cuối đến 13 tuần 6 ngày

Thông thường, khám thai giai đoạn 3 tháng đầu bạn sẽ có 2 lần khám:

– Lần 1: Sau khi trễ kinh 2 – 3 tuần

Lần khám thai đầu tiên vô cùng quan trọng đối với mẹ và thai nhi. Mẹ bầu sẽ được chỉ định thăm khám, siêu âm tử cung buồng trứng qua đường âm đạo và xét nghiệm máu mẹ tổng quát (thực hiện khi đã xác định có tim thai qua siêu âm). Ngoài ra tùy vào từng tình trạng cụ thể, bác sĩ có thể cho bạn làm thêm xét nghiệm tầm soát các bệnh khác khi cần thiết.

Mục đích chính của lần khám này là: Xác định chắc chắn có thai hay không, vị trí làm tổ của thai, xác định tuổi thai – tính ngày dự sinh cũng như đánh giá sức khỏe tổng quát của mẹ.

– Lần 2: lúc thai 11 tuần – 13 tuần 6 ngày

Không kém phần quan trọng so với lần đầu tiên, ở lần khám này mẹ bầu sẽ được chỉ định: khám thai, siêu âm đo độ mờ da gáy, xét nghiệm Double test giúp phát hiện nguy cơ mắc các dị tật bẩm sinh như hội chứng Patau (Trisomy 13), Edwards (Trisomy 18) hay hội chứng Down (Trisomy 21),

(*) Ngoài ra, bạn có thể lựa chọn xét nghiệm NIPT có độ nhạy cao hơn (trên 90%) thay cho xét nghiệm Double test, chi phí chỉ từ hai triệu hai trăm ngàn.

lich-kham-thai-dinh-ky-giai-doan-2

3 tháng giữa thai kỳ: tính từ tuần thứ 14 đến 28 tuần 6 ngày

Trong giai đoạn này, bạn sẽ có 3 lần khám:

– Lần 3: Tuần 16 – 20

Ở mốc khám thai này, mẹ bầu vẫn được thực hiện các kiểm tra thường quy như cân nặng, huyết áp, xét nghiệm nước tiểu, siêu âm… để theo dõi sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ.

Siêu âm âm đạo đo chiều dài kênh tử cung: đánh giá nguy cơ sinh non

Nếu ở lần khám thai trước mẹ bầu chưa được làm xét nghiệm double test để tầm soát các bất thường số lượng nhiễm sắc thể thường gặp, tại đợt khám này mẹ sẽ được làm Triple Test – đây là xét nghiệm máu thường được thực hiện khi thai nhi được 16-20 tuần tuổi để sàng lọc các bệnh lý ở thai nhi như ở tam cá nguyệt thứ nhất, tuy nhiên độ nhạy sẽ thấp hơn; hoặc có thể làm NIPT.

Nước tiểu: phát hiện và điều trị những bệnh lý như tăng huyết áp thai kỳ, đái tháo đường thai kỳ, nhiễm trùng tiết niệu-sinh dục

Ngoài ra, đây cũng là thời điểm tiêm ngừa uốn ván nhằm ngừa bệnh uốn ván rốn cho thai nhi. Tiêm hai mũi cách nhau một tháng, mũi thứ hai cách ngày sinh dự kiến ít nhất là một tháng

– Lần 4: Tuần 20 – 24

Khi thai nhi được khoảng 20-24 tuần tuổi, bác sĩ sẽ chỉ định mẹ thực hiện siêu âm hình thái học 4D cùng các xét nghiệm cần thiết để kiểm tra hình thái thai nhi, phát hiện những bất thường nếu có, chẳng hạn như hở hàm ếch, dị tật sứt môi, dị dạng ở cơ quan và nội tạng… Bác sĩ cũng sẽ đo chiều dài kênh cổ tử cung để tầm soát dấu hiệu sinh non. Khi phát hiện bất thường, bác sĩ sẽ chỉ định chọc ối để kiểm tra chính xác hơn.

– Lần 5: Tuần 24 – 28

Khi mang thai đến tuần thứ 24-28, mẹ bầu cần làm các kiểm tra lâm sàng giống như các lần trước để biết tình trạng phát triển của bé. Bác sĩ sẽ yêu cầu siêu âm 2D để xem bé có lớn khỏe không và nước ối, nhau thai có bình thường không. Một xét nghiệm rất quan trọng ở lần khám thai này là nghiệm pháp dung nạp glucose để tìm ra sớm bệnh đái tháo đường thai kỳ. Bác sĩ sẽ tư vấn mẹ cách ăn uống, sinh hoạt và sử dụng insulin khi cần thiết. Trong trường hợp mẹ bầu mắc viêm gan B, bác sĩ sẽ làm thêm xét nghiệm máu để xem có cần điều trị viêm gan B để giảm nguy cơ truyền nhiễm cho bé hay không.

lich-kham-thai-dinh-ky-giai-doan-3

3 tháng cuối: được tính từ thai tuần 29 đến tuần 40

Lần 6: Tuần 29-32

– Khám thai: đo chiều cao tử cung, đo vòng bụng, nghe tim thai

– Siêu âm thai:

  • Xác định ngôi thai
  • Xác định vị trí nhau bám và độ trưởng thành của bánh nhau
  • Ước lượng cân thai thông qua các chỉ số sinh học của thai nhi như vòng đầu, chiều dài xương đùi, vòng bụng,…
  • Siêu âm màu: để đánh giá tình trạng sức khỏe của thai nhi thông qua các thông số Doppler động mạch rốn, động mạch não giữa.

– Xét nghiệm:

  • Xét nghiệm nước tiểu: phát hiện và điều trị những bệnh lý như tăng huyết áp thai kỳ, đái tháo đường thai kỳ, nhiễm trùng tiết niệu-sinh dục

Lần 7,8: Thai nhi 33 – 35 tuần tuổi: khám 2 tuần/ lần

– Khám thai:

  • Đo chiều cao tử cung, đo vòng bụng, nghe tim thai
  • Khám trong, kiểm tra cổ tử cung và các dấu hiệu chuyển dạ sinh non.

Siêu âm thai:

  • Xác định ngôi thai
  • Xác định vị trí nhau bám và độ trưởng thành của bánh nhau
  • Ước lượng cân thai thông qua các chỉ số sinh học của thai nhi như vòng đầu, chiều dài xương đùi, vòng bụng, …

– Xét nghiệm:

  • Xét nghiệm nước tiểu: phát hiện và điều trị những bệnh lý như tăng huyết áp thai kỳ, đái tháo đường thai kỳ, nhiễm trùng tiết niệu-sinh dục

Lần 9,10,11 Thai nhi 36 – 40 tuần tuổi: khám 1 tuần/ lần

– Khám thai:

  • Đo chiều cao tử cung, đo vòng bụng, nghe tim thai
  • Khám trong, kiểm tra cổ tử cung và các dấu hiệu chuyển dạ.

– Siêu âm thai:

  • Xác định ngôi thai
  • Xác định vị trí nhau bám và độ trưởng thành của bánh nhau
  • Ước lượng cân thai thông qua các chỉ số sinh học của thai nhi như vòng đầu, chiều dài xương đùi, vòng bụng, …

– Xét nghiệm:

  • Xét nghiệm nước tiểu: phát hiện và điều trị những bệnh lý như tăng huyết áp thai kỳ, đái tháo đường thai kỳ, nhiễm trùng tiết niệu-sinh dục
  • Xét nghiệm Non-Stress-Test (NST): nhằm kiểm tra sức khỏe của thai nhi và kiểm tra xem em bé có nhận đủ oxy hay không.
  • Xét nghiệm tầm soát liên cầu khuẩn nhóm B (GBS – Group B Streptococcus):chỉ định từ tuần 36-37 tuần 6 ngày

Phòng khám Đa khoa Chí Thanh với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm và chuyên môn cao. Sản phụ sẽ được kiểm tra và theo dõi kỹ lưỡng tình hình sức khỏe của mẹ và bé trong suốt thai kỳ. Các mẹ bầu nhớ lưu lại lịch khám thai định kỳ để có thể thăm khám đúng thời điểm nhé!

——————————————————————————————–

Đặt lịch dễ dàng và thuận tiện qua số Hotline 1900 272721 hoặc website https://pkdkchithanh.com/. Nếu cần tư vấn thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ số Hotline hoặc Zalo page và Fanpage phòng khám.

1900 27 27 21