Đột quỵ đứng đầu về nguyên nhân gây tàn tật, đứng thứ ba về nguyên nhân tử vong sau bệnh lý tim mạch và ung thư. Tỷ lệ mắc đột quỵ và tỷ lệ tử vong do đột quỵ ngày càng tăng cao và có xu hướng trẻ hóa. Vì vậy tầm soát sớm, nhất là những người có nguy cơ cao mắc đột quỵ là rất quan trọng.
Đột quỵ là gì?
Đột quỵ còn được biết đến là tình trạng tai biến mạch máu não. Hiện tượng này là do mạch máu cung cấp dưỡng chất đến não bị giảm đáng kể lưu lượng tuần hoàn hoặc bị gián đoạn dẫn tới tổn thương khó hồi phục tại não. Nếu chỉ trong vòng vài phút não bị thiếu hụt chất dinh dưỡng và oxy thì các tế bào não sẽ bị chết rất nhanh chóng.
Có hai loại đột quỵ: Thiếu máu và xuất huyết
- Thiếu máu: Đột quỵ do cục máu đông chặn mạch máu đến não. Điều này ngăn làm cho não không nhận được ôxy cần thiết. Đây là loại đột quỵ phổ biến nhất.
- Xuất huyết: Đột quỵ là do mạch máu đến não bị vỡ. Điều này gây ra chảy máu não.
Ai cần tầm soát đột quỵ?
Tầm soát nguy cơ đột quỵ định kỳ là cần thiết nếu đang gặp phải những vấn đề dưới đây:
- Tiền sử gia đình có người thân bị đột quỵ
Nếu gia đình có người thân từng bị đột quỵ, người bệnh có thể tăng nguy cơ do nếp sống, thói quen, yếu tố di truyền. Bạn hãy chia sẻ với bác sĩ thông tin tiền sử của gia đình để có lời khuyên tốt nhất.
- Người bị đái tháo đường
Tiểu đường là bệnh mạn tính, không lây, thường diễn tiến âm thầm, dễ dẫn đến biến chứng về tim mạch, tổn thương thần kinh, mắt, thận… Người bị tiểu đường có nguy cơ đột quỵ cao hơn từ 2 đến 4 lần so với người bình thường.
- Người bị cao huyết áp
Cao huyết áp, nguyên nhân hàng đầu của đột quỵ, làm tổn thương thành động mạch và có thể làm tăng hoạt động đông máu, dẫn đến sự hình thành các cục máu đông gây đột quỵ.
- Cholesterol cao
Cholesterol cao có thể hủy hoại các lớp áo trong của mạch máu khắp cơ thể, bao gồm tim và não. Cholesterol có xu hướng hình thành và gây xơ cứng mạch máu, làm tăng nguy cơ máu bị vón cục trong mạch máu, cản trở việc cung cấp máu lên não.
- Người có bệnh lý về tim mạch
Người mắc bệnh lý về tim mạch như rung nhĩ, nhồi máu cơ tim, suy tim… thường có nguy cơ cao bị đột quỵ.
- Hút thuốc lá
Hút thuốc làm tăng gấp đôi nguy cơ đột quỵ. Bên cạnh việc gây hại cho phổi, hút thuốc cũng làm tổn thương thành mạch máu, làm tăng quá trình xơ cứng động mạch, khiến tim làm việc nhiều hơn và làm tăng huyết áp. Phơi nhiễm với hút thuốc thụ động cũng làm tăng nguy cơ đột quỵ. Tin tốt là, nếu bạn ngừng hút thuốc hôm nay, trong vòng hai đến năm năm, nguy cơ đột quỵ của bạn sẽ ngang với người chưa bao giờ hút thuốc.
Phương pháp chẩn đoán tầm soát đột quỵ
Tầm soát yếu tố nguy cơ đột quỵ tập trung vào các nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ dẫn đến đột quy như: rối loạn lipid máu, đái tháo đường, tăng huyết áp; các bệnh lý tim mạch như bệnh van tim bẩm sinh, rối loạn nhịp tim; các bệnh lý mạch máu não như hẹp xơ vữa động mạch cung cấp máu cho não và các dị dạng mạch máu não.
Sau khi tầm soát, bạn sẽ được các bác sĩ chuyên khoa đưa ra các lời khuyên, phương pháp điều trị để có thể thay đổi được các yếu tố nguy cơ này và lên kế hoạch theo dõi để có thể hạn chế tối đa những nguy cơ của bạn có thể dẫn đến đột quỵ.
Đầu tiên, bác sĩ sẽ khai thác các thông tin liên quan đến tình trạng bệnh bao gồm triệu chứng hàng ngày (nếu có), thói quen ăn uống, sinh hoạt và các bệnh lý đang mắc phải.
Tiếp theo bệnh nhân sẽ tiến hành đo huyết áp, đo chỉ số cơ thể và nghe nhịp tim để kiểm tra tổng quát về sức khỏe xem có bị tăng huyết áp, thừa cân hay bất thường về nhịp tim hay không. Sau đó để đánh giá sâu hơn người bệnh sẽ cần thực hiện các kỹ thuật sau:
- Đo điện tim (ECG): biện pháp này giúp ghi lại các hoạt động điện của tim, giúp chẩn đoán bệnh tim mạch như rối loạn nhịp tim, thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim,… và sơ bộ đánh giá, tiên lượng yếu tố nguy cơ đột quỵ của bệnh nhân.
- Siêu âm tim: nhằm phát hiện bệnh lý ở tim như bệnh van tim, buồng tim, bệnh mạch vành hay van tim bẩm sinh, ngoài ra còn kịp thời chẩn đoán cục máu đông ở tim để can thiệp kịp thời, tránh trường hợp tắc mạch do cục máu đông gây ra;
- Siêu âm bụng: giúp ghi lại hình ảnh của các tạng ở ổ bụng như lách, gan, tụy, mật, buồng trứng, tử cung, tuyến tiền liệt,…;
Tầm soát đột quỵ tại PKĐK Chí Thanh
Với đội ngũ bác sĩ và chuyên gia chẩn đoán hình ảnh giàu kinh nghiệm, Phòng Khám Đa Khoa Chí Thanh sẽ chỉ định những xét nghiệm cần thiết và đủ cho khách hàng được thăm khám, đánh giá các khả năng có nguy cơ đột quỵ do thiếu máu cục bộ, xuất huyết hay thiếu máu não.
Đặc biệt trong tháng 9 này, Phòng Khám Đa Khoa Chí Thanh mang đến khung giờ thăm khám đặc biệt cho mọi khách hàng đến trong khung giờ 13h30 đến 17h – GIẢM 40% GÓI DỊCH VỤ: